Kỹ năng quản lý vốn chắc hẳn moị người đã từng nghe nói về những yếu tố đóng góp vào sự thành công của trader có tên là 3M, nó đại diện cho: Method (phương pháp giao dịch), Money management (Quản lý vốn), và Mindset (Tư duy giao dịch), nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về nguyên tắc này, mọi người có thể xem lại bài viết trên diễn đàn traderviet:
>> Quy tắc 3M để chiến thắng “trò chơi” trading là gì?
Còn trong chủ đề hôm nay chúng ta sẽ tập trung vào chữ M thứ 2 – cách quản lý vốn, đặc biệt là cho người mới.
Quản lý vốn trong giao dịch là gì?
Quản lý vốn liên quan đến một bộ các quy tắc, kỹ thuật mà trader sử dụng trong giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro mà các cú trade mang lại.
Bất kỳ một kế hoạch giao dịch hoàn chỉnh nào đó đều không thể thiếu yếu tố này.
Tại sao quản lý vốn lại quan trọng như vậy?
Việc dự đoán hướng đi của giá trong tương lai là vô cùng khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên ngay cả khi mức độ chính xác trong việc dự đoán của bạn rất cao, nhưng nếu thiếu đi việc quản lý vốn thì thua lỗ cũng là điều khó tránh khỏi.
Lấy ví dụ, bạn có một chiến lược giao dịch thắng đến 70%, một tỷ lệ cực kỳ cao, nhìn vào con số này hầu như ai cũng cho rằng bạn sẽ có lợi nhuận, tuy nhiên, mức risk: reward thì chỉ là 3:1 (tức thua thì mất 3 đồng trong khi thắng chỉ được 1 đồng), kết quả là nếu giao dịch 10 lệnh thì bình quân bạn sẽ bị mất khoảng 2 đồng, nếu giao dịch 100 lệnh bạn sẽ mất 20 đồng…
Như vậy nếu bỏ qua yếu tố quản lý vốn thì bất kỳ tỷ lệ winrate nào cũng trở nên vô nghĩa.
Giờ thì bạn đã hiểu tầm quan trọng của quản lý vốn rồi chứ, tiếp theo chúng ta sẽ nói về:
Các thuật ngữ cơ bản về quản lý vốn cần nắm rõ
- Balance: Số dư tài khoản chưa tính lãi/lỗ của các lệnh đang mở.
- Equity: Số dư tài khoản đã tính lãi/lỗ của các lệnh đang mở => cái này quan trọng hơn balance.
- Unrealised Profit/Loss: Lãi/lỗ chưa thực hiện, ý chỉ các mức lãi lỗ có thể thành hiện thực của các lệnh đang mở khi giá tiêp cận SL/TP.
- Used and free margin: Khi giao dịch với đòn bẩy, nó cho phép trader giao dịch khối lượng lớn với số vốn nhỏ. Mỗi lệnh đặt cược, trader phải ký quỹ một khoản tiền nhất định. ‘Used margin’ chỉ số tiền (trong equity) đã được dùng để kỹ quỹ, trong khi free margin là số tiền chưa sử dụng.
- Position size: đây chính là kích thước lệnh giao dịch. Trong thị trường ngoại hối 1 lot tiêu chuẩn tương đương với 100,000 đơn vị đồng yết giá (đồng tiền đứng trước).
Những quy tắc quản lý vốn cơ bản cho người mới
Phần dẫn nhập đã xong, giờ sẽ đến phần thực chiến với các quy tắc mà bạn có thể áp dụng trong giao dịch thực tế.
Khi tiến hành vào một lệnh giao dịch nào đó, trader luôn phải đối mặt với những thua lỗ tiềm ẩn, do đó, hãy tính toán chắc chắn việc nếu tình huống xấu xảy ra chúng ta sẽ bị mất bao nhiêu tiền.
Ví dụ, bạn có tài khoản giao dịch 10,000, nếu bạn vào 0.1 lot EURUSD và dừng lỗ của bạn là 200 píp, khi đó rủi ro sẽ là 200$, tương ứng với 2% tài khoản.
Như đã đề cập phía trên, tỷ lệ winrate sẽ không có ý nghĩa nếu thiếu đi mức RR. Tiếp tục ví dụ trên, nếu kỳ vọng lợi nhuận của bạn là 400 píp (~400$) thì khi đó RR của bạn sẽ là 1:2.
Lưu ý: Theo thống kê, đa phần các trader thành công đều giao dịch với một mức reward cao hơn mức risk.
Việc chạy theo một cú trade đã lỡ sẽ khiến tỷ lệ RR của bạn bị phá hủy, từ đó ảnh hưởng lớn đến kết quả dài hạn.
Hãy nhớ: “Thị trường là nơi trung chuyển tiền từ người thiếu kiên nhẫn sang người kiên nhẫn”, và bạn nên làm loại người thứ 2.
Việc xác định chính xác mức độ rủi ro (mục 1 và 2) sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu bạn không dùng stop-loss. Điểm dừng lỗ chính là chốt chặn cuối bảo vệ tài khoản của trader, đừng quên nó.
Mức độ biến động trên các cặp tiền là khác nhau, do đó, mức dừng lỗ cũng rất khác nhau, đó chưa kể là giá trị trên mỗi pip cũng khác nhau trên một vài cặp tiền.
Do đó, nếu bạn là người quản lý rủi ro một cách chặt chẽ, bạn sẽ cần phải điều chỉnh khối lượng giao dịch theo khoảng cách dừng lỗ và theo các cặp tiền.
Có nhiều công cụ hỗ trợ tính khối lượng rất nhanh chóng, cả indicator cũng có, bạn chịu khó search một cái là ra ngay nhé, google không tính phí!
Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng khi thực hiện thì cực kỳ khó, đặc biệt là với những newbies. Cắt lỗ là một hành động khiến trader cảm thấy đau khổ nên đa phần không muốn làm chuyện đó và ngược lại chốt lãi sẽ làm cho trader cảm thấy sung sướng nên cứ thấy lãi là muốn hiện thực hóa và đóng lệnh.
Tuy nhiên, các trader có kinh nghiệm thường rất giỏi ‘chịu đau’ họ sẵn sàng cắt lỗ ngay khi thị trường chuyển biến xấu và kiên nhẫn chờ đợi, trì hoãn sự sung sướng và để lợi nhuận tiếp tục gia tăng.
Nên nhớ, giao dịch là một cuộc chơi dài hạn, sẽ có thắng, có thua, bạn không nên mất đi niềm tin của mình vào chiến lược sau vài lệnh bị cắt lỗ. Tất nhiên, niềm tin phải có lý do, nó phải dựa trên những bằng chứng backtest hoặc history giao dịch, nó không được dựa trên sự cảm tính.
Nhìn chung đến đây thì chúng ta đã có đủ những quy tắc để có thể áp dụng vào quản lý vốn được rồi, nhưng nếu vẫn muốn có một chiến lược hoàn chỉnh thì mời bạn đọc tiếp nhé!
Gợi ý chiến lược quản lý rủi ro tốt nhất cho người mới
Đây là mức rủi ro hợp lý mà bạn nên cân nhắc, các trader có kinh nghiệm thậm chí sử dụng mức rủi ro thấp hơn.
Nên nhớ, lỗ thì rất dễ nhưng khôi phục lại thì rất khó, như bảng dữ liệu bên dưới:
Giả sử nếu chúng ta đánh mất 50% tài khoản, để quay lại mức hòa vốn bạn phải thắng 100%, tức gấp đôi tài khoản hiện tại.
Tỷ lệ thắng cao luôn thôi thúc các trader thoát lệnh lãi sớm và gồng lỗ, điều này khiến tỷ lệ RR rất xấu, hãy cố gắng giữ RR lớn hơn 1 vì khi ấy bạn chỉ cần có tỷ lệ thắng 50% là đã có lãi.
Một số trader thường dùng mức dừng lỗ cố định, tuy nhiền điều này là không nên vì vị trí vào lệnh luôn khác nhau, do đó, mức dừng lỗ nên được điều chỉnh theo từng cú trade để đạt hiệu quả cao nhất.
Cuối cùng, hãy tạo cho mình một file theo dõi quản lý rủi ro, nó có chức năng theo dõi các thông số: khoảng cách dừng lỗ, tỷ lệ rủi ro, kích thướng khối lượng, tỷ lệ RR của từng cú trade, một thời gian sau, khi nhìn lại và tiến hành phân tích, bạn sẽ rút ra được nhiều bài học.
Hy vọng sau bài viết này mọi người sẽ có thể để tâm nhiều hơn đến quản lý vốn và có những chiến lược bảo vệ tài khoản hợp lý để sông sót trong thị trường tiền điện tử đầy cám giỗ. Chúc các bạn thành công!